Banner Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy sub-site-1

Tìm hiểu thuật ngữ "Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Nhân dân" trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân có nhiệm vụ chung là triển khai đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng; hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng. Mục tiêu chung là vì lợi ích quốc gia - dân tộc, duy trì môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn ổn định chính trị, an ninh và an toàn cho nhân dân, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

 

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam được tiến hành dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng. Cũng từ khi đó, đối ngoại Việt Nam đã mang tính "toàn diện", bao gồm cả đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Theo đó, khó tách bạch rõ ràng ba kênh đối ngoại này. Nhiều hoạt động của lãnh đạo Đảng lại mang tính ngoại giao Nhà nước, nhiều hoạt động của lãnh đạo Nhà nước được tiến hành với các đảng phái chính trị ở các nước. Cũng như vậy, các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ngày càng liên quan đến quan hệ với các tổ chức nhân dân, doanh nghiệp, học giả ở các nước.

Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, ngoại giao Nhà nước ra đời. Từ đó, song song với các hoạt động ngoại giao Nhà nước, các hoạt động đối ngoại nhân dân cũng đã được thực hiện để đấu tranh dư luận, tranh thủ sự ủng hộ của các dân tộc bị áp bức. Nhưng có thể lấy sự kiện Ban công tác Miên - Lào trực thuộc Ban Thường vụ Trung ương, được thành lập theo Nghị quyết của Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 1-11-1949 là ngày đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân chính thức ra đời.

Từ các khía cạnh: chủ thể, đối tượng, phương cách tiến hành, có thể thấy một số đặc trưng của các kênh đối ngoại như sau:

Đối ngoại Đảng là mối quan hệ của Đảng ta với các đảng phái, các tổ chức chính trị ở các nước trên thế giới; cũng đồng thời là mối quan hệ giữa các lãnh đạo Đảng ta với lãnh đạo các đảng, các chính khách, các tổ chức chính trị của các nước. Đối ngoại Đảng do lãnh đạo Đảng, lãnh đạo các ban của Đảng, của các tổ chức của Đảng từ Trung ương đến địa phương tiến hành trong quan hệ song phương với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tại các diễn đàn, tổ chức chính trị đa phương.

Ngoại giao Nhà nước là mối quan hệ giữa Nhà nước ta với các nhà nước khác; giữa lãnh đạo của Nhà nước ta với lãnh đạo các nước, các tổ chức chính thức của các nước, các tổ chức quốc tế, các diễn đàn đa phương; là hoạt động chính thức của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ quan quan hệ đối ngoại khác.

Đối ngoại nhân dân là hoạt động đối ngoại có sự tham gia rộng rãi của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở các cấp không nhân danh Đảng, Nhà nước và Chính phủ; của các nhân sĩ, trí thức, các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ, nhà báo, đồng bào các tôn giáo, các dân tộc, các doanh nhân thuộc các thành phần kinh tế; của các tổ chức từ thiện, nhân đạo, bảo vệ môi trường; của nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân có nhiệm vụ chung là triển khai đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng; hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng. Mục tiêu chung là vì lợi ích quốc gia - dân tộc, duy trì môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn ổn định chính trị, an ninh và an toàn cho nhân dân, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Từ góc độ của mình, cả ba kênh đối ngoại này đều thực hiện các chức năng: nghiên cứu, kiến nghị và triển khai đường lối, chính sách đối ngoại; tạo dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, cùng có lợi với các đối tác; tổ chức thông tin đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, đấu tranh với các âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch.

Tuy nhiên, mỗi kênh đối ngoại có những thế mạnh và đặc thù của mình. Đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân có tính ổn định, lâu dài của Đảng ta và nhân dân ta với các chính đảng và nhân dân các nước, các vùng lãnh thổ, có nội dung phong phú, đa dạng, có phương thức hoạt động đặc thù, không gò bó, không lễ nghi, công thức mà ngoại giao Nhà nước không có điều kiện để làm, hoặc nếu làm thì không thuận lợi bằng. Đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân tạo nên nền tảng vững chắc để ngoại giao Nhà nước thực hiện các chức năng đặc thù của mình là: đàm phán, ký kết, gia nhập, thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia; hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác; đồng thời, là kênh chính thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ ổn định chính trị và sự nghiệp phát triển đất nước trong quan hệ với các nước và tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế.

Trong các văn kiện của Đảng ta, đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân luôn luôn được định hướng rõ ràng. Đại hội VIII (6-1996) chỉ rõ: "Phát triển quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng, độc lập dân tộc và tiến bộ; mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác. Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển"[1]. Đại hội IX (4-2001) nêu thêm định hướng: "Phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại nhân dân. Hoàn thiện cơ chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại..."[2]. Các Đại hội X, XI và XII đều tiếp tục khẳng định định hướng này. Đại hội XII của Đảng yêu cầu phải: "Mở rộng, làm sâu sắc hơn và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân".

Nguồn: GS.TS Phùng Hữu Phú - GS.TSKH Nguyễn Văn Đặng – PGS.TS Nguyễn Viết Thông (đồng chủ biên): Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, NXB CTQG – Sự thật, Hà Nội, 2016

Tin cùng chuyên mục

 Hội nghị lần thứ 30 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX bầu Ủy viên UBKT Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Hội nghị lần thứ 30 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX bầu Ủy viên UBKT Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 – 2025

 19/04/2024

 Đồng chí Bùi Thế Cử - Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 được điều động, bổ nhiệm giữ chức Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Đồng chí Bùi Thế Cử - Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 được điều động, bổ nhiệm giữ chức Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

 01/02/2024

 Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng bộ tỉnh năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng bộ tỉnh năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024

 01/02/2024

 Cơ quan UBKT Tỉnh ủy phát huy truyền thống, nỗ lực thực hiện toàn diện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và các nhiệm vụ cấp ủy giao;

Cơ quan UBKT Tỉnh ủy phát huy truyền thống, nỗ lực thực hiện toàn diện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và các nhiệm vụ cấp ủy giao;

 01/02/2024

 Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với việc Bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với việc Bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

 16/08/2021

 BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN

 16/08/2021

 Tìm hiểu thuật ngữ

Tìm hiểu thuật ngữ "Thị trường lao động" trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

 14/08/2018